THỦ TỤC BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ TẠI ĐÀ NẴNG

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Và bạn tưởng chừng đây là nội dung đơn giản nhất trong các thủ tục thay đổi. Tuy nhiên lại là nội dung công việc cần có sự hiểu biết sâu rộng của chuyên viên tư vấn pháp lý vì mỗi ngành nghề mỗi lĩnh vực hoạt động lại có những quy định pháp luật điều chỉnh khác nhau.

I. THỦ TỤC THÔNG BÁO BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 khi doanh nghiệp muốn bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thủ tục thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Xác định ngành nghề doanh nghiệp dự kiến đăng ký

Đầu tiên, khách hàng cần xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc bớt ngành nghề kinh doanh. Trường hợp bổ sung ngành nghề cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định thêm, trường hợp bớt (rút) ngành nghề sẽ cần liệt kê ngành nghề cần rút trong đăng ký kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện: doanh nghiệp tiến hành thủ tục bổ sung bình thường là tra mã số ngành nghề theo mã ngành 4 số và đăng ký bổ sung  ngành nghề kinh doanh vào hồ sơ. Ngành nghề kinh doanh sẽ được liệt kê theo danh mục ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Doanh nghiệp tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh khi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện về mức vốn pháp định hoặc đáp ứng đủ điều kiện về chứng chỉ hành nghề.

  • Đối với những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần cung cấp chứng chỉ hành nghề tại thời điểm nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề,. (nếu không phải là thành viên công ty cần lưu kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng và hồ sơ nhân sự của người lao động theo quy định của pháp luật lao động).
  • Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp không phải chứng minh vốn pháp định, vốn điều lệ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ được đánh giá là bước thử thách lòng kiên trì của mọi người nhất trong tất cả các bước bổ sung ngành nghề kinh doanh. Để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần phải tra cứu ở nhiều văn bản pháp luật, tìm hiểu cách điền thông tin trong hồ sơ… Chưa kể đến việc, nếu hồ sơ có một lỗi nhỏ cũng có thể bị Cổng thông tin quốc gia từ chối.

Thành phần hồ sơ thay đổi bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần) về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Quyết định của Chủ sở hữu Công ty/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Biểu mẫu:

  • BIÊN BẢN HỌP THAY ĐỔI CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG/ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
  • QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
  • Phụ lục II-1 THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Lưu ý về việc áp mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Đối với ngành nghề được quy định trong mã ngành kinh tế Việt Nam khi bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp phải thực hiện áp mã ngành nghề kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo mã ngành cấp 4;
  • Đối với mã ngành thực hiện theo pháp luật chuyên ngành: doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả

Khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở Công ty. Và lưu ý, trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ theo 02 cách:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử

Lưu ý: Hiện tại đối với Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh yêu cầu các doanh nghiệp nộp hồ sơ 100% qua mạng.  Do đó nếu Công ty ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh thì quý khách hàng phải tiến hành nộp hồ sơ qua mạng.

II. DỊCH VỤ THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA SACORPLAW:

1. Quy trình thực hiện dịch vụ bổ sung ngành nghề:

Bước 1: Tư vấn trước khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

  • Tư vấn lựa chọn và ghi ngành nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
  • Tư vấn lựa chọn và ghi ngành nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật chuyên ngành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bước 2: Tiếp nhận tài liệu do khách hàng cung cấp, soạn thảo các văn bản liên quan để hoàn thiện hồ sơ, thay đổi đăng ký kinh doanh

Bước 3: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư;

Bước 4: Thực hiện các thủ tục liên quan tại Cơ quan thuế (nếu có);

Bước 5: Nhận kết quả theo ủy quyền và bàn giao lại cho khách hàng;

Bước 6: Hỗ trợ khách hàng trong việc làm lại con dấu mới, chuyển Cơ quan thuế quản lý,…(nếu có).

2. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Chứng minh thư người đại diện của doanh nghiệp (thay đổi người đại diện theo pháp luật);

III. ƯU ĐIỂM DỊCH VỤ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SACORPLAW:

  • Nhanh chóng – trọn gói – uy tín – chuyên nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp không tốn thời gian đi lại nhiều lần.
  • Bạn không cần bận tâm đến những thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng, chỉ cần đến với chúng tôi là hoàn thành xong hết các thủ tục.
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn cao tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.

Sacorplaw cam kết giúp bạn hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn vẫn còn thắc mắc về quy trình, thủ tục hay những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Đà Nẵng.


DỊCH VỤ PHÁP LÝ NỔI BẬT

Dịch vụ mở công ty trọn gói của Sacorplaw là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khi thành lập công ty. Nếu bạn đang thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong vấn đề thành lập doanh nghiệp thì có thể tham khảo dịch vụ bên SACORPLAW tại thông tin dưới đây. SACORPLAW sẽ làm việc với năng suất cao nhất, cam kết mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn.

HOTLINE: 0933 888 440

 

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat