Những lưu ý khi đặt tên công ty năm 2023

Những lưu ý khi đặt tên công ty – Đặt tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất khi thành lập doanh nghiệp. Cho nên trước khi đặt tên doanh nghiệp, bạn cần lưu ý 05 quy định sau đây tại Luật Doanh nghiệp 2020.

1. Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự gồm:

Có 2 thành tố bắt buộc tạo nên tên doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng của doanh nghiệp

♦ Về loại hình doanh nghiệp:

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn – Công ty TNHH.
  • Đối với công ty cổ phần: Công ty cổ phần – Công ty CP.
  • Đối với công ty hợp danh: Công ty hợp danh – Công ty HD.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân – DNTN – Doanh nghiệp TN.

♦ Về tên riêng của doanh nghiệp:

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Hiện nay tên doanh nghiệp phải không trùng trên toàn quốc. Để biết tên doanh gnhiệp mình chọn có trùng với doanh nghiệp khác không thì bạn cần tham khảo những doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng cách vào https://dangkykinhdoanh.gov.vn và đánh tên mà bạn dự định chọn kiểm tra.

Nguyên tắc tra cứu tên công ty: Có 2 nguyên tắc cần nắm

– Nguyên tắc 1: Khi tra cứu chỉ nhập phần tên riêng của doanh nghiệp, không nhập phần loại hình doanh nghiệp.

– Nguyên tắc 2: Nếu tên riêng của doanh nghiệp dự tính đặt nếu có các chữ  “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” ; “Tân” ; hoặc từ có ý nghĩa tương tự như: Bắc, Nam, Trung, Tây, Đông, Mới, thì khi tra cứu phải bỏ mấy từ này đi để xác định được tên chính xác của doanh nghiệp.

Ví dụ đặt tên công ty:

  • Công ty TNHH (thành tố thứ nhất) Thương Mại Dịch Vụ An Phúc (thành tố thứ hai).
  • Công ty Cổ Phần (thành tố thứ nhất) Xây dựng Trọng Phát (thành tố thứ hai).

2. Tên doanh nghiệp được đặt ở đâu?

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được ghi trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

(Theo Điều 23, 28, Khoản 4 Điều 37).

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài (theo Khoản 3 Điều 39)

4. Những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cần chú ý không vi phạm các điều cấm sau đây khi đặt tên doanh nghiệp:

– Đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, cụ thể: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, gồm:

  •  Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

5. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu vi phạm các quy định nêu trên.

Với những chia sẻ trên của SACORPLAW, hy vọng sẽ giúp ích cho những cá nhân, tổ chức đang có ý định thành lập công ty, doanh nghiệp. Hãy làm giàu ngay khi có ý tưởng, kế hoạch, chiến lược rõ ràng! Chúc các bạn sức khỏe và luôn thành đạt trong cuộc sống.


DỊCH VỤ PHÁP LÝ NỔI BẬT

Dịch vụ mở công ty trọn gói của SACORPLAW là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khi thành lập công ty. Nếu bạn đang thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong vấn đề thành lập doanh nghiệp thì có thể tham khảo dịch vụ bên SACORPLAW tại thông tin dưới đây. SACORPLAW sẽ làm việc với năng suất cao nhất, cam kết mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn.

HOTLINE: 0933 888 440

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat